Giá các loại vắc xin phòng ngừa COVID-19 được cấp phép tại Việt Nam

Hiện nay, vắc xin COVID-19 đang được chính phủ bảo trợ và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, người dân được tiêm hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, giá các loại vắc xin được chúng tôi đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, dựa trên giá vắc xin nhà nước mua về hoặc giá bán tại một số quốc gia khác.

Hiện nay, vắc xin COVID-19 đang được chính phủ bảo trợ và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, người dân được tiêm hoàn toàn miễn phí. Vì vậy, giá các loại vắc xin được chúng tôi đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, dựa trên giá vắc xin nhà nước mua về hoặc giá bán tại một số quốc gia khác.

1. Giá các loại vắc xin phòng COVID-19

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngoài việc tuân thủ quy tắc 5K thì tiêm vắc xin là việc vô cùng cần thiết. Trong đó, giá các loại vắc xin cũng được người dân quan tâm. Hiện nay, đã có 6 loại vắc xin ngừa COVID-19 được cấp phép tại Việt Nam. Mỗi loại đều có thành phần và quá trình bảo quản, vận chuyển khác nhau.

Vắc xin AstraZeneca

Vắc xin AstraZeneca được liên kết sản xuất giữa Đại học Oxford và tập đoàn AstraZeneca. Hiện được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp trên 181 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến thời điểm hiện tại, vắc xin AstraZeneca đã được triển khai tiêm phòng ở 119 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã được sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Vắc xin Astrazeneca do Công ty Dược phẩm Astrazeneca liên kết với trường Đại học Oxford sản xuất

Ở Việt Nam, loại vắc xin này đã được Bộ Y tế cấp phép, có thể được áp dụng trong việc phòng chống khẩn cấp dịch bệnh COVID-19. Sau 15 đợt giao vắc xin, chúng ta đã nhận được khoảng 8.716.290 liều và nhanh chóng triển khai việc tiêm chủng đến người dân từ tháng 3/2021. Đặc biệt, hiện tại vắc xin AstraZeneca đang dẫn đầu về số lượng người sử dụng tại nước ta. Giá vắc xin AstraZeneca được đánh giá là rẻ hơn so với các loại khác, 1 liều chỉ khoảng 2,4 USD.

Vắc xin Gam-COVID-19-Vac 

Vắc xin Gam-COVID-19-Vac còn có tên gọi khác là Sputnik V được nghiên cứu và phát triển tại Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga. Vắc xin đã được WHO cấp phép sử dụng ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến thời điểm hiện tại, vắc xin này đã có mặt tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ, ước chừng số liều đã sử dụng lên đến 85 triệu liều.

Vắc xin Sputnik V đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép đưa vào danh mục vắc xin ngừa COVID-19 khẩn cấp. Ngoài ra, vào đầu năm 2021, Chính phủ Liên bang Nga đã viện trợ cho chúng ta 2.000 liều vắc xin Sputnik V. Đến ngày 1/8/2021, nước bạn lại tặng thêm cho chúng ta 10.000 liều nữa để hỗ trợ công tác phòng dịch. Giá bán vắc xin Sputnik V cho mỗi liều khoảng 13 USD.

Vắc xin Vero Cell của Sinopharm

Vắc xin Vero Cell được liên kết phát triển và sản xuất giữa Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc Sinopharm và Beijing Institute of Biological Products. Hiện nay, vắc xin Vero Cell đã được WHO phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến thời điểm hiện tại, vắc xin này đã có mặt tại 59 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 800 triệu lượt tiêm.

Vắc xin Vero Cell có nguồn gốc từ Trung Quốc

Vero Cell đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt có điều kiện đưa vào một trong những loại vắc xin quan trọng trong công cuộc đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 của chính phủ. Hiện tại, tổng lượng vắc xin mà Sinopharm đã viện trợ cho nước ta là 500 nghìn liều. Lượng vắc xin này đã được triển khai tiêm chủng ở một số địa phương từ tháng 7 năm nay. Mỗi liều vắc xin có giá khoảng 13,6 USD.

Vắc xin Pfizer

Vắc xin Pfizer được sản xuất và phát triển bởi BioNTech, Fosun Pharma và Pfizer. Vắc xin này đã được WHO phê duyệt đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp trong việc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tính đến thời điểm hiện tại, Pfizer đã được 97 quốc gia và vùng lãnh thổ lựa chọn với hơn 850 triệu liều.

Pfizer được xem là vắc xin hiệu quả nhất đối với biến chủng Delta

Vắc xin Pfizer đã được Bộ Y tế nước ta chấp thuận có điều kiện trong việc phòng chống dịch bệnh khẩn cấp. Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 746 nghìn liều và đang được triển khai tích cực. Vắc xin Pfizer do Mỹ sản xuất có thể mua được với giá trung bình khoảng 19,5 USD/liều.

Vắc xin Moderna

Vắc xin Moderna được sản xuất và phát triển bởi công ty dược phẩm Moderna và đã được phê duyệt tại 64 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, loại vắc xin này đã được triển khai tiêm phòng ở 63 nước và tổng cộng 340 triệu liều.

Moderna đã được Bộ Y tế nước ta phê duyệt có điều kiện để sử dụng trong việc ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số lượng vắc xin Moderna đã được Việt Nam tiếp nhận lên đến hơn 5 triệu liều. Đầu tháng 7/2020, hãng công bố giá vắc xin rơi vào 25 - 30 USD/liều.

Vắc xin Johnson & Johnson

Vắc xin Johnson & Johnson được sản xuất và phát triển bởi công ty dược phẩm Janssen. Hiện tại, vắc xin này đã được thông qua phê duyệt của Tổ chức Y tế thế giới về việc sử dụng tại 56 quốc gia. Trong đó, 34 quốc gia đã đưa vào triển khai sử dụng với hơn 60 triệu liều. Vắc xin này đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt nhưng chưa đưa vào sử dụng. Một mũi vắc xin Johnson & Johnson có giá khoảng 10 USD.

Vắc xin Johnson & Johnson chưa được triển khai tại Việt Nam

2. Những lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19

Có thể thấy rằng, tiêm ngừa COVID-19 là điều cần thiết với mỗi người dân. Vì thế, bạn cần phải chú ý những điều sau để việc tiêm phòng đạt được hiệu quả và không ảnh hưởng đến sức khoẻ:

Tiêm đủ số liều với mỗi loại vắc xin tương ứng.

Nên đến đúng lịch tiêm mà bác sĩ đã sắp xếp để đạt được hiệu quả nhất.

Giữ gìn cẩn thận các giấy tờ liên quan đến việc tiêm phòng.

Các trường hợp nên hoãn tiêm phòng: bệnh nhân mắc bệnh cấp tính, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, người trong 14 đang điều trị corticoid liều cao, hoá trị, xạ trị, ung thư giai đoạn cuối, người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng, người già trên 65 tuổi,...

Tin Tổng Hợp

Link nội dung: https://suckhoetoday.com.vn/gia-cac-loai-vac-xin-phong-ngua-covid-19-duoc-cap-phep-tai-viet-nam-a1091.html