Loạn quảng cáo TPBVSK, người tiêu dùng làm thế nào để tránh tiền mất tật mang?

Những ngày vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã liên tục đưa ra thông tin cảnh báo về việc các sản phẩm TPBVSK được quảng cáo có tác dụng như thuốc chữa bệnh lừa dối khách hàng. Vậy, người tiêu dùng phải làm gì để tránh tiền mất tật mang khi mua các mặt hàng này?

Loạn quảng cáo TPBVSK trên mạng

Thời gian gần đây, hàng loạt website đăng tải nội dung quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam đã bị Cục An toàn thực phẩm nêu tên.

Cụ thể, trong thời gian vừa qua, trên Facebook tại đường link: https://www.facebook.com/Tokyo-Res-1000-115665356471941 Cục An toàn thực phẩm phát hiện đang quảng cáo sản phẩm TPBVSK Res-1000 với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sỹ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

capture-1456-1639705732.png

TPBVSK Res-1000 Res-1000 do Công ty TNHH Y tế Minh Ngọc (Địa chỉ: DV22 - LK529 Khu đất dịch vụ Hòa Bình, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Hokoen Pharmaceutical Co., Ltd Địa chỉ: 1276-1, Utazu-cho, Ayauta-gun, Kagawa, Nhật Bản).

Ngoài ra, tại các đường link: https://www.facebook.com/events/274124441201057/?acontext=%7B%22event_action_history%22%3A[%7B%22mechanism%22%3A%22search_results%22%2C%22surface%22%3A%22search%22%7D]%2C%22ref_notif_type%22%3Anull%7D Cục cũng phát hiện sản phẩm TPBVSK Nutri Ancan đang được quảng cáo với nội dung gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sỹ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

thuc-duong-mien-dich-nutriancan-1639705782.jpeg

Được biết, TPBVSK Nutri Ancan do Công ty CP Đầu tư và sản xuất Âu Cơ (Địa chỉ: Lô A2 CN1 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội) công bố, sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Trong một thông báo đăng tải ngày 13/12/2021, Cục An toàn thực phẩm đã phát đi thông tin cảnh báo về việc tại các đường link: https://www.facebook.com/King-Fucoidan-Agaricus-%C4%90i%E1%BB%81u-Tr%E1%BB%8B-Ung-Th%C6%B0-T%C4%83ng-C%C6%B0%E1%BB%9Dng-Mi%E1%BB%85n-D%E1%BB%8Bch-492856457867659 đang quảng cáo sản phẩm TPBVSK King fucoidan & Agaricus với nội dung quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sỹ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

king-fucoidan-agaricus-1639705823.jpeg

Theo thông báo, TPBVSK King fucoidan & Agaricus do CÔNG TY CỔ PHẦN HIROKI (Địa chỉ: Số 23 Tôn Thất Thiệp, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Sankyo Co., Ltd. (Địa chỉ: 3178-1 Denbo, Fuji-City, Shizuoka-Pref., 417-0061, Japan, Fuji, Japan).

Mới đây nhất, vào ngày 14/12/2021, Cục An toàn thực phẩm cho biết,  trên MXH Facebook tại các đường link: https://www.facebook.com/ancan.xuatanubuou; https://www.facebook.com/nutri.hang.16 cũng đang đăng tải các quảng cáo về sản phẩm TPBVSK Ancan với nội dung gây hiểu nhầm sản phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh, sử dụng danh nghĩa bác sỹ, lời cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm, vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

th-o-d-c-ancan-h-tr-i-u-tr-u-b-u-ancan-ngua-u-buou-1-recovered-1459-1639705872.jpeg

TPBVSK Ancan do CTCP Triệu Sơn (Địa chỉ: Lô U16-12 khu đô thị mới Dương Nội, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất tại: Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Âu Cơ (Địa chỉ: Lô A2 CN1 Cụm CN tập trung vừa và nhỏ Từ Liêm, Phường Minh Khai, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội);

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ và cổng công khai y tế tại địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/.

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các đường link facebook nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Người tiêu dùng làm thế nào để tránh tiền mất tật mang giữa muôn vàn bẫy quảng cáo TPBVSK?

Hiện nay, việc quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân lợi dụng hình thức bán hàng này để tư vấn thổi phồng công dụng sản phẩm sai quy định của pháp luật.

tpbvsk-quang-cao-nhu-thuoc-chua-benh-1453-1639705921.jpeg

Nhiều trường hợp sản phẩm không có địa chỉ công ty, không có nơi bán hàng cố định, khách đặt hàng được người giao hàng đưa hàng và thu hộ tiền cho người bán, không có hóa đơn bán hàng, do vậy không rõ nguồn gốc sản phẩm để có thể truy cứu trách nhiệm khi sản phẩm không đúng như quảng cáo.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo TPBVSK có sử dụng hình ảnh,thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dượcsỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, “bắt bệnh” và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệuvà bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, người dân cần lưu ý các điểm sau đây trước khi mua và sửdụng TPBVSK: TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, người dân hãy tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm TPBVSK qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn vàhttps://nghidinh15.vfa.gov.vn.

Đồng thời, đọc kỹ nhãn sản phẩm, trên nhãn TPBVSK luôn ghi dòng chữ “thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; xem rõ về thành phần, tác dụng của sản phẩm để sử dụng phù hợp và bảo đảm sức khỏe.

Link nội dung: https://suckhoetoday.com.vn/loan-quang-cao-tpbvsk-nguoi-tieu-dung-lam-the-nao-de-tranh-tien-mat-tat-mang-a1746.html