Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt do COVID ở trẻ em

SKTD - Phụ huynh cần hết sức lưu ý theo dõi sát sao, tránh để trẻ rơi vào tình huống nguy kịch.

ThS.BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai cho biết, bệnh sốt xuất huyết (SXH) và COVID-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn, do đó phụ huynh cần hết sức lưu ý theo dõi sát sao, tránh để trẻ rơi vào tình huống nguy kịch, theo Sức khỏe Đời sống.

ananh-q-1651212064.jpg

Tính đến giữa tháng 4, TP.HCM ghi nhận gần 4.500 ca mắc sốt xuất huyết Dengue trong đó có 109 ca nặng đang điều trị tại các bệnh viện, ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì SXH. 

SXH là bệnh lưu hành hằng năm, và giai đoạn cao điểm của bệnh thường từ cuối tháng 7 đến hết tháng 1 năm sau. Nhưng thực tế hiện nay đã có nhiều trẻ mắc SXH, với nhiều ca bệnh nặng, thậm chí có ca tử vong.

Do năm nay mùa mưa đến sớm, và theo chu kỳ 3-4 năm thì bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng và năm nay lại "rơi" vào chu kỳ này, nên người dân cần phải cảnh giác (chu kỳ mới nhất là năm 2017).

SXH và COVID-19 khi khởi phát thường có những biểu hiện tương đối giống nhau và dễ gây nhầm lẫn (sốt, đau đầu, mỏi người, ớn lạnh), tuy nhiên khác nhau ở các triệu chứng đi kèm và diễn biến của sốt.

- Sốt xuất huyết: sốt cao đột ngột, liên tục từ 39 - 40 độ C trong 2 - 7 ngày liền; chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, đau bụng; ban xung huyết và/ hoặc xuất huyết dưới dạng chấm rải rác trên da hoặc bầm chỗ tiêm, chảy máu cam, nôn ra máu....

- COVID-19: Sốt (≥ 37,5 độ C), ở trẻ em khởi phát thường sốt cao (≥ 38,5 độ C) trong 2 ngày đầu sau đó tự hết sốt; đau đầu, đau họng, đau cơ hoặc đau cả người; cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi; ho, hụt hơi hoặc khó thở; mất vị giác hoặc khứu giác; ngạt mũi hoặc chảy nước mũi. Triệu chứng tiêu hóa: buồn nôn hoặc nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng...

BS Nguyễn Hữu Hiếu cho biết có những trường hợp gia đình tự điều trị, không phát hiện sớm bệnh cảnh nên khi trẻ được đưa đến bệnh viện đã ở giai đoạn muộn. Khi đó việc hồi sức ở những trẻ này rất phức tạp, tỉ lệ tử vong cao. 

Thường thì bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng 7 ngày, nhưng cũng có trường hợp chuyển nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan... Đặc biệt vấn đề đồng nhiễm COVID-19 và SXH, bệnh nhân có nguy cơ trở nặng, thậm chí tử vong cao hơn nếu hai bệnh cùng biến chứng nặng, không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu báo hiệu bệnh vào giai đoạn nguy hiểm, thường từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7, trẻ xu hướng giảm sốt nhưng xuất hiện các dấu hiệu sau:

Theo bác sĩ, cần chú ý các nhóm đối tượng dễ trở nặng khi mắc SXH gồm:

Cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiệu trở nặng của SXH ở những đối tượng này để kịp thời để thông báo với các bác sĩ hoặc cho trẻ nhập viện để theo dõi điều trị. Chú ý cần tăng cường dinh dưỡng, tăng cường uống nước và oresol đặc biệt trong giai đoạn nguy hiểm.

Các sai lầm của cha mẹ hay gặp khi chăm sóc trẻ mắc SXH tại nhà có thể kể đến như:

Cha mẹ cần lưu ý việc điều trị, chăm sóc cho trẻ mắc SXH cần tuân thủ theo chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ.

Để phòng bệnh SXH cho trẻ, phụ huynh cần:

Chăm sóc trẻ mắc SXH đúng cách:

Link nội dung: https://suckhoetoday.com.vn/cach-phan-biet-sot-xuat-huyet-voi-sot-do-covid-o-tre-em-a1948.html