Chuyên gia khuyến cáo những lưu ý, theo dõi cha mẹ cần biết khi trẻ bị ngã

SKTD- Từ trường hợp bé 3 tuổi bị đột quỵ, chuyên gia khuyến cáo những lưu ý mà cha mẹ cần biết.

Theo dõi con sau ngã, chấn thương đầu như thế nào để không bỏ sót những dấu hiệu tổn thương tiềm ẩn:

Khi con không may bị ngã, cần lưu ý:

1/ Nếu sau khi ngã, con có dấu hiệu nôn mửa, co gjật, lơ mơ, mất ý thức hoặc biểu hiện khác lạ, hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu quan trọng cần quan tâm.

2/ Quan sát vùng đầu và cổ: Đặc biệt nếu con bị đập đầu, kiểm tra xem có sưng, bầm tím, hoặc vết thương hở không. Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác thường thì đưa đi khám.

3/ Chú ý đến hành vi sinh hoạt của con: Nếu con trở nên khó ngủ, dễ cá,u gắ,t hoặc ăn uống kém, rất có thể đó là dấu hiệu bất thường.

be-bi-nga-sung-mat-1-1728979509.jpg
 

4/ Theo dõi giấc ngủ cẩn thận: Sau va chạm, không nên để con ngủ quá lâu. Nên kiểm tra thường xuyên trong lúc ngủ để phát hiện sớm bất kỳ biểu hiện bất thường nào.

5/ Đừng tự ý dùng thuố,c giảm đau cho con mà chưa có hướng dẫn từ bác sĩ, vì có thể che lấp những triệu chứng quan trọng.

Dạy con như thế nào để nô đùa tránh bị ngã và va đập vào đầu?

1/ Lựa chọn khu vực chơi không có nhiều góc cạnh sắ,c nhọ,n, có sàn êm hoặc thảm trải. Hạn chế cho con chạy nhảy quá mạnh ở những khu vực có nguy cơ trơn trượt cao.

2/ Sử dụng các thiết bị bảo vệ như mũ bảo hiểm, đệm đầu gối, đệm khuỷu tay khi con chơi các môn có nguy cơ va chạm cao như đạp xe, trượt patin.

3/ Khi bắt đầu tập đi hoặc tập chạy, cho con đi trên bề mặt bằng phẳng trước để rèn kỹ năng giữ thăng bằng, tránh té ngã.

4/ Nếu có thể, hướng dẫn con cách ngã bằng cách ngồi xuống trước khi ngã hoặc tránh đưa tay ra đỡ để giảm ngu,y c,ơ tổn thương.

5/ Bọc các góc cạnh nhọn của bàn ghế, tủ, và đảm bảo các vật dụng nguy hiểm như dao kéo, bình nước nóng không nằm trong tầm với của con. Đặt cửa chặn ở khu vực cầu thang để ngăn con tự leo trèo.

6/ Khi bế con, cần cẩn trọng, đảm bảo luôn hỗ trợ đầu và cổ của con, nhất là khi con còn nhỏ và chưa có khả năng giữ thăng bằng.

7/ Khi con tiếp xúc với thú cưng: Luôn giám sát và dạy con cách vuốt ve nhẹ nhàng, tránh tình huống có thể gây tổn thương hoặc kích động thú cưng.

8/ Từ độ tuổi mầm non, mẹ có thể dạy con cách tránh những nơi nguy hiểm (như khu vực nhiều xe cộ, ao hồ…) và cách kêu gọi sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.

Suckhoecongdongonline

Link nội dung: https://suckhoetoday.com.vn/chuyen-gia-khuyen-cao-nhung-luu-y-theo-doi-cha-me-can-biet-khi-tre-bi-nga-a2341.html