Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một tổn thương của não bộ khi lượng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm thiểu đáng kể dẫn đến oxy cung cấp cho não bị thiếu, các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút. Đột quỵ là tình huống cấp cứu y tế, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phân loại đột quỵ
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ
Được gây ra do tắc nghẽn trong động mạch (chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ). Hiện nhiều cơn đột quỵ thuộc dạng này vẫn chưa tìm được nguyên nhân rõ ràng. Các loại đột quỵ do thiếu máu não phổ biến là:
- Đột quỵ do có huyết khối: Một cục máu đông (huyết khối) hình thành trong động mạch người bệnh ở cổ hoặc não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo (gọi là các mảng bám).
- Đột quỵ do tắc mạch: Tắc nghẽn bởi các cục máu đông hình thành ở các vị trí khác trong cơ thể, thường là tim và di chuyển đến não. Nguyên nhân thường là ở nhịp bất thường ở tâm nhĩ (buồng phía trên của tim) tạo nên cục máu đông.
Đột quỵ do xuất huyết
Loại đột quỵ này được gây ra do sự rò rỉ hoặc vết nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do phình mạch hoặc bởi sự dị dạng của hệ thống mạch máu não. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài của nó. Khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết.
Thường gọi là đột quỵ nhỏ, TIA là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, thông thường chỉ kéo dài vài phút. TIA được gây ra bởi sự suy giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não, không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài. TIA được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ cao hơn.
Triệu chứng của đột quỵ
Các dấu hiệu của đột quỵ và TIA rất giống nhau, các triệu chứng có thể tới đột ngột hoặc ngắt quãng bao gồm:
- Tê liệt: Chân tay bị tê cứng hoặc mất lực, thường bị ở một bên của cơ thể. Triệu chứng điển hình là không thể cười một cách bình thường hoặc không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất cân bằng đột ngột không tự chủ.
- Mất thị lực ở một hoặc cả hai mắt đột ngột.
- Đau đầu khu trú nghiêm trọng, có thể kèm theo triệu chứng nôn mửa.
- Khó nói hoặc không hiểu các câu đơn giản.
Nếu thấy xuất hiệu nhiều hơn một trong các dấu hiệu này bạn có thể nhận biết cơn đột quỵ sớm. Tuy nhiên, có nhiều tình trạng khác có thể giống đột quỵ, và cần phải có một chuyên gia y tế xác định nguyên nhân của các triệu chứng này. Việc nắm được cách nhận biết các dấu hiệu này là quan trọng, và nếu có thể, chú ý ngay khi chúng bắt đầu. Mặc dù chúng có thể không gây đau và thậm chí qua đi nhanh chóng, chúng là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng một cơn đột quỵ đã xảy ra hoặc có thể sắp xuất hiện.
Phòng tránh bệnh đột quỵ
Đột quỵ não có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhưng hoàn toàn có thể phòng và tránh bệnh như:
- Thay đổi lối sống lành mạnh hơn: Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, không uống quá nhiều rượu bia, tập thể dục thường xuyên, chế độ dinh dưỡng lành mạnh (tránh ăn quá mặn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, hạn chế đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh và hoa quả…).
- Hạn chế thức quá khuya và làm việc căng thẳng thần kinh quá sức.
- Nếu có các bệnh lý nền (tim mạch, huyết áp, tiểu đường…) cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng thuốc.
Hệ quả sau đột quỵ
Khả năng phục hồi sau đột quỵ là khác nhau, một số người có thể phục hồi hoàn toàn trong khi những người khác sẽ bị khuyết tật nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Phục hồi nhanh nhất diễn ra trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi đột quỵ, phụ thuộc vào vị trí, phạm vi của đột quỵ và việc người đó đã được điều trị như thế nào. Thông thường đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái có thể ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp và trí nhớ, ở phần cơ thể bên phải sẽ ảnh hưởng tới vận động. Đột quỵ xảy ra ở bán cầu não phải có thể ảnh hưởng đến các khả năng tự cân bằng của cơ thể và nhận thức, ở phần cơ thể bên trái sẽ ảnh hưởng tới vận động.
- Tê liệt hoặc yếu các bộ phận trên cơ thể: Thường xuất hiện ở một bên cơ thể, bao gồm cả mặt và miệng. Bệnh nhân có thể bị khó nuốt hoặc bỏ hẳn một bên hàm nhai (có thể do quên mất một bên).
- Ảnh hưởng thị giác: Bệnh nhân có thể không tập trung nhìn được, có thể có điểm mù hoặc có vấn đề với tầm nhìn ngoại vi.
- Gặp khó khăn trong giao tiếp: Bệnh nhân có thể gặp các vấn đề khi giao tiếp, bao gồm gặp vấn đề khi nói, hiểu, đọc và viết.
- Rối loạn cảm xúc: Biểu hiện mất kiểm soát, không lý giải được hành động mình làm như khóc, tức giận hoặc cười… những hậu quả này có liên hệ đến trạng thái cảm xúc hiện tại của bệnh nhân. Những biểu hiện này thường xuất hiện và hết nhanh chóng, có thể giảm dần theo thời gian.
- Trầm cảm: Bệnh nhân luôn trong tình trạng lo lắng (đặc biệt là về khả năng gặp một cơn đột quỵ khác). Trầm cảm không phải là hiếm gặp sau đột quỵ, Nguyên nhân do sinh lý và tâm lý thay đổi.
Đột quỵ trong y học cổ truyền
Trong đông y, đột quỵ thuộc chứng phong, khẩu nhãn oa tà, bán thân bất toại, chứng nuy, ma độc.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Ngoại nhân: Chủ yếu do đàm thấp hóa hỏa, nhiệt cực sinh phong.
- Do thất tình (nội nhân): Can, tâm, tỳ, thận bị tổn thương lâu ngày sinh bệnh.
- Do mắc bệnh lâu ngày (chứng nội thương) không chữa trị kịp thời, làm chức năng can thận bị hư gây bệnh.
- Do chấn thương làm huyết ứ tắc, kinh lạc bất thông.
- Do yếu tố di truyền hay còn gọi tiên thiên bất túc.
Phân loại đột quỵ trong y học cổ truyền
Trúng phong ở lạc (trong đông y phân ra kinh lạc, lạc ở đây chỉ các nhánh phân ra từ kinh): Bệnh nhân có triệu chứng tê dại trên da, choáng váng, đau đầu. hoa mắt. Những triệu chứng này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài.
Trúng phong kinh lạc: Triệu chứng không làm bệnh nhân mê man nhưng cơ thể mất cân bằng, thường kéo theo liệt nửa người, nhiều đờm dãi, khả năng nói bị hạn chế, rêu lưỡi dày, mạch Huyền Hoạt.
Trúng phong tạng phủ: Bệnh nhân có triệu chứng hôn mê đột ngột hoặc từ từ.
- Trúng Phủ: Bệnh nhân có triệu chứng mê man, liệt nửa người, miệng méo sang một bên, mất tự chủ cả đại tiểu tiện và khả năng nói tròn chữ do cơ miệng cũng liệt.
- Trúng tạng: Bệnh nhân hôn mê sâu chia làm 2 dạng:
Chứng bế:
Dương bế: Bệnh nhân đột ngột bất tỉnh, hàm cắn chặt, mặt đỏ, tay nắm chặt, bí tiểu tiện, rêu lưỡi vàng có nhầy.
Âm bế: Bệnh nhân cũng đột ngột bất tỉnh, hàm cắn chặt nhưng có thở khò khè, tay nắm chặt, lưỡi rút lại, rêu lưỡi vàng có nhầy.
Chứng thoát: Bệnh nhân đột ngột bất tỉnh, hôn mê sâu, mắt nhắm, miệng há, hô hấp mạnh, tay chân lạnh, 2 tay xòe, đái són, vã mồ hôi, rêu lưỡi nhạt, trắng.
Phương pháp điều trị đột quỵ bằng y học cổ truyền tại Thọ Xuân Đường
Thọ Xuân Đường là một cơ sở y học cổ truyền nổi tiếng tại Việt Nam, đặc biệt trong điều trị các bệnh lý phức tạp như đột quỵ. Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não, xảy ra khi máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm, gây tổn thương tế bào não. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, đặc biệt ở người cao tuổi. Việc điều trị và phục hồi chức năng sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Thọ Xuân Đường đã áp dụng các phương pháp y học cổ truyền, kết hợp với công nghệ hiện đại, để giúp hỗ trợ phục hồi và giảm nguy cơ tái phát cho bệnh nhân đột quỵ.
Sử dụng bài thuốc Đông y
Thọ Xuân Đường sử dụng các bài thuốc Đông y với các thảo dược có công dụng thông kinh hoạt lạc, hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm thiểu tình trạng huyết ứ. Một số dược liệu phổ biến có thể bao gồm: đan sâm, hồng hoa, nhân sâm, và bạch chỉ. Những thảo dược này được kết hợp theo công thức truyền thống và cá nhân hoá cho từng bệnh nhân để tăng hiệu quả điều trị.
Các bài thuốc Đông y tại Thọ Xuân Đường không chỉ giúp hỗ trợ lưu thông máu mà còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng nề và cải thiện khả năng phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Cấy chỉ, châm cứu và bấm huyệt
Cấy chỉ, châm cứu và bấm huyệt là những phương pháp phổ biến trong y học cổ truyền để hỗ trợ phục hồi sau đột quỵ. Các kỹ thuật này tác động lên các huyệt vị, giúp kích thích tuần hoàn máu, giảm đau và tăng cường chức năng vận động.
Ngoài ra, cấy chỉ, châm cứu cũng giúp kích thích các dây thần kinh và tăng cường khả năng phục hồi của hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện được các triệu chứng yếu liệt tay chân và khó khăn trong vận động.
Liệu pháp xoa bóp, dưỡng sinh
Xoa bóp và dưỡng sinh giúp cải thiện lưu thông khí huyết, làm giảm căng thẳng cơ bắp và giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn. Liệu pháp này còn giúp phòng ngừa cứng khớp và hỗ trợ phục hồi chức năng cơ bắp cho bệnh nhân sau đột quỵ.
Tại Thọ Xuân Đường, liệu pháp dưỡng sinh được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và cải thiện sức khỏe một cách toàn diện.
Ngoài các phương pháp điều trị trực tiếp, Thọ Xuân Đường cũng chú trọng đến việc tư vấn chế độ ăn uống và lối sống cho bệnh nhân đột quỵ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu chất xơ và ít chất béo bão hòa, giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường và mỡ máu.
Đồng thời, cơ sở còn khuyến khích bệnh nhân duy trì các bài tập vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị đột quỵ tại Thọ Xuân Đường đã có những cải thiện đáng kể về sức khỏe và chức năng vận động. Phương pháp kết hợp giữa Đông y và các liệu pháp dưỡng sinh đã giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và hạn chế nguy cơ tái phát. Việc điều trị đột quỵ bằng y học cổ truyền không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại trạng thái tinh thần tốt hơn cho bệnh nhân.
Câu chuyện của một cụ ông thoát di chứng liệt nửa người do tai biến
Cách đây 7 năm ông Nguyễn Văn Bính ở Từ Sơn (Bắc Ninh) bị tai biến mạch máu não, ông được bác sĩ chẩn đoán là di chứng tai biến mạch máu não. Hai chân ông rất yếu, đi lại còn phải chống nạng và có ngừời hỗ trợ, về ngôn ngữ ông bị ngọng, đôi lúc còn không phát âm được... Sau khi con ông lên mạng tìm hiểu về nam y đã lựa chọn Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường để điều trị. Khi đó hai chân ông rất yếu, đi phải chống nạng và con trai ông phải dìu.
Sau khi trực tiếp thăm khám, TS. Lương y Phùng Tuấn Giang chủ nhiệm Nhà thuốc đã đưa ra phác đồ điều trị cho ông Bính theo phương pháp nam y kết hợp châm cứu cấy chỉ. Do đó ông Bính được chỉ định dùng thuốc sắc, thuốc viên, thuốc xoa bóp và cấy chỉ, kết hợp với ăn uống khoa học bằng bảng chỉ dẫn cụ thể.
Trong uống ngoài thoa, chỉ sau hai tháng điều trị ông Bính vui mừng chia sẻ: “Tôi đi lại cũng tạm ổn, tôi cũng rất phấn khởi. Hàng ngày tôi tập trong nền nhà tôi. Có hôm tôi phấn đấu đi được khoảng 500m. Bác sĩ thì khuyên tôi chỉ nên một ngày tập đi 100m thôi mà tôi đi bây giờ không phải chống gậy nữa. Bây giờ tôi chỉ phấn đấu làm sao để đi nhấc cao chân, mạnh mẽ hơn nữa, bước đi nhanh hơn”.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh nguy hiểm, đặc biệt với người cao tuổi. Người bệnh cũng có thể gặp phải các di chứng sau đột quỵ nặng nề như bại liệt, liệt nửa người, vận động khó khăn, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Điều trị đột quỵ bằng y học cổ truyền tại Thọ Xuân Đường là một phương pháp an toàn, hiệu quả, phù hợp cho những người có nhu cầu phục hồi chức năng lâu dài sau đột quỵ. Nhà thuốc này không chỉ áp dụng các bài thuốc truyền thống mà còn kết hợp các liệu pháp vật lý trị liệu và chăm sóc sức khỏe toàn diện, đem lại sự cải thiện đáng kể cho người bệnh.
NHÀ THUỐC GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Kỷ lục Guinness Nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Đỉa chỉ: Số 5-7 Khu thuỷ sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline/Zalo: 0943986986 – 0937638282 – 0943406995
Facebook: Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường
Website: http://dongythoxuanduong.com.vn
Tín Vũ/Suckhoecongdongonline
Link nội dung: https://suckhoetoday.com.vn/trieu-chung-nguy-co-va-cach-phong-tranh-dot-quy-bang-y-hoc-co-truyen-a2389.html