Đức phát hiện biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca

Lâm Ngọc

tồn tại một biến chủng nCoV vô cùng nguy hiểm và có khả năng kháng lại các loại vaccine COVID-19 phổ biến nhất hiện nay như Pfizer, AstraZeneca.

Một nhóm chuyên gia tại Đức mới đây đã công bố nghiên cứu về việc tồn tại một biến chủng nCoV vô cùng nguy hiểm và có khả năng kháng lại các loại vaccine COVID-19 phổ biến nhất hiện nay như Pfizer, AstraZeneca.

Cụ thể, nghiên cứu được nhóm chuyên gia tại Đức công bố trên tạp chí Nature Molecular and Cellular Immunology ngày 25/10 cho thấy hiện đang tồn tại một biến chủng nCoV với tên gọi A.30 có khả năng kháng lại các loại vaccine COVID-19 phổ biến nhất hiện nay bao gồm Pfizer và AstraZeneca.

Theo Newsweek, nhóm nghiên cứu lưu ý A.30 có một số đột biến protein kháng được vaccine Pfizer và AstraZeneca. Một trong số đó là E4848K, từng nhiều lần được cảnh báo có khả năng chống lại kháng thể từ vaccine và miễn dịch tự nhiên.

Để so sánh, nhóm chuyên gia đã phân tích biến chủng Beta (B.1.351) và Eta (B.1.525). Đây là hai biến chủng có mức độ kháng trung hòa kháng thể cao nhất. Trong đó, biến chủng Beta đang được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm cần quan tâm.

So với hai biến chủng trên, protein S của A.30 chứa 10 lần thay thế axit amin và 5 lần mất đoạn. Tất cả axit amin bị xóa bỏ đều nằm ở vùng chứa siêu vi khuẩn kháng nguyên mà các kháng thể trung hòa không hướng tới.

1

Ngoài ra, họ phát hiện biến chủng A.30 có khả năng xâm nhập hầu hết tế bào chủ, bao gồm thận, gan và phổi, nhờ enzyme cathepsin L. Đặc biệt, nó dễ lây lan bên ngoài phổi và có thể kháng lại thuốc Bamlanivimab chữa Covid-19, song, lại dễ bị tiêu diệt bởi hỗn hợp Bamlanivimab và Etesevimab.

Các chuyên gia cho biét, nhìn chung, A.30 có “lợi thế” lây nhiễm hơn so với các biến thể SARS-CoV-2 khác nhưng lợi thế này sẽ thu hẹp lại khi mức kháng thể cao. Do đó, nếu các nước đạt được và duy trì mức kháng thể trung hòa cao từ việc tiêm chủng theo đợt hoặc thực hiện các mũi tiêm nhắc lại bổ sung, đây sẽ là một chiến lược phòng thủ tốt chống lại A.30 và các biến thể khác có khả năng né tránh kháng thể.

Nhà nghiên cứu Markus Hoffmann tại Trung tâm nghiên cứu linh trưởng của Đức và là tác giả chính của nghiên cứu A.30 cho biết, A.30 không hoàn toàn chống lại sự trung hòa của các kháng thể. Do đó, việc tiêm chủng sẽ cung cấp hàng rào bảo vệ nhất định, giúp hạn chế bệnh chuyển triệu chứng nặng. Vì vậy, tiêm phòng Covid “vẫn là lựa chọn tốt nhất” để chống lại đại dịch.

Ngoài ra, dù biến thể A.30 kháng thuốc đơn dòng Bamlanivimab, nhưng lại dễ bị tổn thương nếu kết hợp các loại thuốc Bamlanivimab và Etesevimab.

A.30 tới nay chưa được Tổ chức Y tế thế giới coi là biến thể cần quan tâm hay biến thể gây quan ngại vì nó ít phổ biến. Tuy nhiên, với khả năng né kháng thể như vậy, chúng ta cần phải đặc biệt theo dõi chặt chẽ và áp dụng các biện pháp đối phó nhanh chóng.

Nhóm chuyên gia tại Đức cũng khẳng định, mặc dù A.30 không được ghi nhận trong nhiều tháng và chỉ mới được tìm thấy ở 5 mẫu bệnh phẩm trên thế giới, tuy nhiên đây vẫn là mối đe dọa lớn đối với sự an toàn sức khỏe của con người khi nó mang theo đột biến nguy hiểm có khả năng kháng lại các loại vaccine đang được chúng ta sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

A.30 được cho là có nguồn gốc từ Tanzania. Theo mạng lưới theo dõi biến chủng Covid-19 GISAID, chỉ 5 trường hợp nhiễm A.30 trên toàn cầu, gồm 3 F0 tại Angola, hai người còn lại ở Anh và Thụy Điển.

Do đó, một số nhà quan sát cho rằng biến chủng này có thể đã tuyệt chủng. Trái ngược với quan niệm này, các nhà khoa học tại Đức khẳng định biến chủng A.30 cần được theo dõi chặt chẽ và áp dụng nhiều biện pháp đối phó nhanh chóng.

Theo Thái An SHTT