Tuy nhiên trong những trường hợp hiếm gặp người bệnh chỉ có triệu chứng khó nuốt đơn thuần rất dễ bỏ sót và mất cơ hội điều trị để phục hồi….
Đó là trường hợp của bệnh nhân N.V.G 32 tuổi, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang vừa được bác sĩ Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ điều trị đột quỵ nhồi máu não. Bác sĩ Ngô Minh Trường – Khoa Cấp cứu BV S.I.S người trực tiếp điều trị bẹnh nhân cho biết:
“Bệnh nhân được người nhà đưa đến nhập viện cấp cứu trong tình trạng không yếu liệt tay chân. Qua kiểm tra thăm khám kỹ lưỡng, chúng tôi phát hiện bệnh nhân sụp nhẹ mi mắt bên trái, méo miệng nhẹ, nói đớ, và nặng nhất là mất khả năng nuốt. Nhờ có kinh nghiệm điều trị rất nhiều ca đột quỵ không điển hình nên chúng tôi và bệnh nhân đã may mắn…”.
Bệnh nhân được chỉ định chụp MRI khẩn cấp và làm các cận lâm sàng cần thiết để tìm nguyên nhân. Kết quả cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị hẹp nặng, gần tắc động mạch đốt sống trái gây nhồi máu não khu trú vùng thấp cầu não-hành não dẫn đến tình trạng mất khả năng nuốt hoàn toàn”. Bs Trường nhấn mạnh thêm…
Vị trí nhồi máu não của bệnh nhân
Rất may! Người nhà đã nỗ lực để đưa bệnh nhân đến sớm trong cửa sổ thời gian vàng. Vì thế bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết để điều trị. Về việc sử dụng thuốc tiêu sợ huyết trong thời gian 6 tiếng, bác sĩ Trường cho biết thêm:
Anh N.V.G và ông N.H.M cùng bác sĩ điều trị Ngô Minh Trường
Đến thăm anh N.V.G tại khu vực lưu bệnh của Khoa Cấp Cứu, chúng tôi được ông N.H.M cha ruột của anh G kể lại quá trình đưa anh đến S.I.S điều trị. Ông M. nhớ lại:
“Lúc ở trạm y tế thấy con hơi méo miệng, tôi gọi hỏi người bạn bác sĩ. Bạn tôi nói có dấu hiệu đột quỵ nên khuyên chuyển thẳng xuống Bệnh viện ĐKQT S.I.S Cần Thơ điều trị để kịp giờ vàng. Ngày bình thường tôi đi từ nhà tới Cần Thơ chỉ mất 2 tiếng 10 phút. Ngày tôi đưa con đi cấp cứu thì kẹt xe khủng khiếp. Xe ô tô phải nhích từng chút một dù đã tới khu vực Ô Môn, TP. Cần Thơ. Ngồi trên xe thấy con chuyển biến càng nặng thêm, thân làm cha mẹ ruột gan rối bời. Bên trong xe tiếng khóc của vợ, bên ngoài thì tiếng xe, tiếng còi, chưa bao giờ mà tôi bất lực đến vậy. Cuối cùng xe chạy 4 tiếng mới tới bệnh viện. Xe vừa tới là điều dưỡng bác sĩ khám kiểm tra liền. Bác sĩ tư vấn điều trị thuốc sớm cho con. Nhưng tôi bất ngờ là truyền thuốc khoảng 1 tiếng là thấy con hồi phục dần, nuốt nước được. Tới chiều tối là hồi phục khoảng 70-80%. Sau 1 ngày con tôi đã ăn uống lại được bình thường. Tôi nghĩ cũng phải vài ngày mới phục hồi ai ngờ nhanh dữ vậy. Cũng may đưa con tới kịp thời gian vàng bác sĩ cứu kịp. Cảm ơn các bác sĩ, điều dưỡng cứu con tôi!”.
Đột quỵ không chừa một ai!
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai và mọi thời điểm trong cuộc đời. Vì vậy, khi có một trong những dấu hiệu điển hình như nói đớ, nói ngọng, miệng méo, yếu liệt tay chân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có đủ khả năng điều trị đột quỵ.
Ngoài ra, những người bị đau đầu kéo dài, động kinh, co giật, mắc bệnh lý tăng huyết áp, tiểu đường nhiều năm, mắc bệnh lý tim mạch; người hút thuốc lá, uống rượu bia lâu năm; người béo phì; người từng bị đột quỵ; hoặc có các dấu hiệu nghi ngờ bản thân bị đột quỵ thì nên kiểm tra sức khỏe chuyên sâu để đề phòng đột quỵ sớm nhất có thể.
Để bảo vệ sức khỏe, ngoài việc duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, mọi người nên chú ý cân bằng thói quen sinh hoạt hạn chế thức quá khuya, không nên tắm quá trễ bằng nước lạnh. Thói quen tuy nhỏ nhưng diễn ra điều đặn có thể dẫn đến các yếu tố nguy cơ lớn đến sức khỏe. Hãy trân trọng bảo vệ sức khỏe khi có thể!